Bear trap là gì? Cách tránh bẫy giảm giá khi giao dịch chứng khoán

Định nghĩa bear trap là gì

Bear trap hay bẫy giảm giá là tín hiệu cổ phiếu giảm giá trong khi thị trường đang có xu hướng tăng. Lúc này, nhà đầu tư thường cho rằng thị trường đang bắt đầu đảo chiều giảm. Vì vậy họ nhanh chóng thực hiện các lệnh bán với mong muốn đón đầu xu hướng mới. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sẽ chỉ giảm một chút và nhanh chóng quay đầu tăng trở lại. Nó sẽ tiếp tục tăng mạnh cho đến ngưỡng ban đầu hoặc hơn nữa.

Bẫy giảm giá xảy ra không chỉ trong đầu tư chứng khoán, mà còn tại các kênh đầu tư khác như forex, tiền điện tử. Vì vậy, mọi nhà đầu tư cần hết sức tỉnh táo để nhận biết và tránh bẫy hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết bẫy giảm giá

Khi có dấu hiệu của Bẫy giảm giá, giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm trong khi thị trường đang ở đà tăng. Lúc này, tuy giá cổ phiếu giảm nhưng khối lượng giao dịch bán không đổi, thậm chí giảm. Khi có dấu hiệu này, rất có thể đang một chiếc bẫy giảm giá đã được bày ra, nhà đầu tư cần hết sức cẩn thận.

Hậu quả khi “sập” bẫy giảm giá

Bẫy giảm giá gây ra rất nhiều hậu quả xấu đối với nhà đầu tư.

Đối với đầu tư chứng khoán cơ sở, Bear trap sẽ làm giảm lợi nhuận ròng tích lũy, khiến nhà đầu tư bỏ qua cơ hội kiếm lời tốt. Nó dễ khiến nhà đầu tư đưa ra các quyết định bán sai lầm. Khi mắc bẫy, nhà đầu tư thường có xu hướng bán tài sản mình đang nắm với kỳ vọng đón đầu xu hướng mới. Nhưng khi giá cổ phiếu quay đầu, họ phải bỏ ra một số tiền lớn hơn để sở hữu lại cổ phiếu. Như vậy, bear trap khiến nhà đầu tư mất nhiều chi phí mua đi bán lại nhiều lần để duy trì vị thế ban đầu.

Trong giao dịch chứng khoán phái sinh, bẫy giảm giá có thể khiến nhà đầu tư chịu thua lỗ nặng nề. Bởi bản chất của chứng khoán phái sinh là yêu cầu ký quỹ và sử dụng tỷ lệ đòn bẩy rất cao. Mỗi biến động giá của hợp đồng tương lai cũng sẽ tạo ra lãi/lỗ trên khoản đầu tư lớn hơn chứng khoán cơ sở. Nếu nhà đầu tư mắc bẫy giảm giá thì giá hợp đồng sẽ biến động theo chiều hướng bất lợi. Như vậy, nhà đầu tư có thể sẽ phải chịu những khoản thiệt hại lớn trên khoản ký quỹ trong thời gian ngắn.

Nguồn: 24hmoney 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đánh giá sàn HotForex đầy đủ, chi tiết, mới nhất năm 2022

Chỉ số VN-Index là gì? Cách tính và phân biệt VN-Index & VN30

Review 10 sàn Forex được cấp phép tại Việt Nam